Hệ thống điện năng lượng mặt trời thường hoạt động rất bền bỉ và có thể tồn tại trong nhiều năm mà không xảy ra bất cứ vấn đề phát sinh nào, vì vậy chi phí dành cho việc bảo trì hệ thống là rất nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng trong điều kiện lý tưởng này.
1. Các tấm pin bị bụi bẩn.
Với cơ chế hấp thụ ánh sáng từ mặt trời, hệ thống năng lượng này luôn được lắp đặt bên ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện môi trường xung quanh. Vì thế, việc bị những lớp bụi bẩn hay những mảnh vụn khác bám vào là điều khó tránh khỏi. Khi các tấm pin bị bụi, lá cây, hoặc phân chim che phủ, hiệu suất của hệ thống có thể giảm đáng kể, đòi hỏi phải vệ sinh định kỳ để duy trì hiệu suất tối ưu. Ngoài việc làm sạch, hệ thống còn cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, tránh các sự cố nghiêm trọng và kéo dài tuổi thọ của tấm pin. Để giảm thiểu những vấn đề này, các giải pháp như sử dụng công nghệ tự làm sạch, lên lịch bảo trì định kỳ, và đầu tư vào tấm pin chất lượng cao là cần thiết, dù điều này có thể tăng thêm chi phí ban đầu.
2.Giá và mái đỡ hệ thống bị xuống cấp
Hệ thống điện mặt trời áp mái thường sử dụng tấm pin gắn lên các giá đỡ được làm từ kim loại. Giá đỡ giúp cố định các tấm pin và giữ cho chúng chắc chắn trên mái nhà. Theo thời gian, những giá đỡ kim loại này có thể bị gan gỉ hoặc hao mòn làm ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ ổn định của các tấm pin. Các tấm pin có thể bị nới lỏng khỏi giá đỡ theo thời gian do gió lớn hay các điều kiện tự nhiên khác.
3. Kính bên ngoài tấm pin có thể bị vỡ
Các tấm pin năng lượng mặt trời thường được làm từ silicon bên trong và được bảo vệ bởi lớp kính cường lực siêu bền bên ngoài. Lớp kính này có khả năng chịu được trọng lực và va chạm mạnh, giúp tấm pin vượt qua những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, trong các tình huống đặc biệt như cây đổ, mưa đá, hoặc lốc xoáy, mặt kính có thể bị vỡ. Khi mặt kính bị vỡ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của hệ thống, do đó, việc phát hiện và thay thế kịp thời là rất quan trọng.
4. Dây điện kết nối bị lỗi
Biến tần là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống pin năng lượng mặt trời. Nó giúp chuyển đổi dòng điện từ ánh sáng hấp hấp thụ được qua các tấm pin thành dòng điện xoay chiều. Trong một số trường hợp, mỗi tấm pin riêng lẻ được mắc nối tiếp với một chuỗi biến tần đơn, tạo ra nhiều điểm lỗi kết nối trước khi điện đưa vào lưới điện và các thiết bị.
*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính Tham khảo. Giá trên chưa bao gồm VAT.
Bảng giá Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời có thể thay đổi phụ thuộc vào:
Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí, vì vậy cần được xem xét kỹ lưỡng để ước tính chi phí bảo trì phù hợp cho từng dự án.
- Khu vực lắp đặt và khoảng cách địa lý.
- Độ cao, độ phức tạp của công trình.
- Thời gian bảo trì bao lâu một lần.
- Công suất lắp đặt.
- Hệ thống cấp nước rửa tấm pin năng lượng mặt trời.
- Phương án bảo trì cụ thể
- Tiến độ bảo trì.
Các bước bảo trì hệ thống điện mặt trời nên được kiểm tra và tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý. Đối với mỗi mốc thời gian khác nhau thì cách kiểm tra cũng khác nhau. Sau đây là một số công việc cần chú ý:
- Thường xuyên theo dõi sản lượng điện thông qua hóa đơn tiền điện hàng tháng hay ứng dụng của hệ thống để kịp thời phát hiện và xác định lỗi phát sinh.
- Kiểm tra điều kiện hoạt động và tình trạng của biến tần, tấm pin và các phụ kiện như: dây nối, đầu nối,…để tránh các hư hỏng, sự cố xảy ra.
- Kiểm tra trực tiếp các thành phần của hệ thống như: ốc vít, dây nối, hệ thống khung nếu phát hiện có bất thường.
- Vệ sinh biến tần và tấm pin.
- Kiểm tra điện trở đất của hệ thống tiếp đất.
Quý khách có nhu cầu bảo trì – vệ sinh hệ thống điện năng lượng mặt trời hãy liên hệ ngay với NVRC qua Hotline / Zalo: 03329.037.04 để được hỗ trợ nhé!