Đó là nội dung mới nhất được Bộ Công Thương đưa ra trong dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự dùng.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo liên quan đến việc xây dựng, ban hành nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).
Mở rộng đối tượng mua bán trực tiếp
Đối với yêu cầu mở rộng phạm vi của dự thảo nghị định đối với nguồn điện sinh khối và điện rác, Bộ Công Thương cho hay đã bổ sung các nguồn này tham gia vào cơ chế DPPA.
Cụ thể, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là đơn vị điện lực sở hữu nhà máy điện từ năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, các dạng năng lượng tái tạo khác và hệ thống điện mặt trời mái nhà được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép đối với lĩnh vực phát điện theo quy định.
Đối với nguồn điện từ rác chưa được đưa vào cơ chế này, Bộ Công Thương cho hay hiện chưa có quy định rõ ràng về việc điện từ rác được coi là điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo. Vì vậy, dự thảo nghị định quy định đơn vị phát điện năng lượng tái tạo gồm cả “các dạng năng lượng tái tạo khác”.
Trong trường hợp nguồn điện từ rác được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận là dạng năng lượng tái tạo, thì sẽ là đối tượng tham gia cơ chế DPPA theo quy định.
Tại dự thảo mới nhất được Bộ Công Thương trình Chính phủ vẫn tiếp tục đề xuất hai hình thức mua bán điện trực tiếp. Bao gồm mua bán qua đường dây riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện qua đường dây riêng giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Với hình thức này, sẽ không giới hạn công suất với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, với thủ tục hiện đơn giản để khuyến khích việc tham gia.
Hình thức thứ hai là mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, thông qua hợp đồng kỳ hạn giữa hai bên đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền.
Hai hình thức mua bán trực tiếp
Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khách hàng này phải có sản lượng tiêu thụ bình quân từ 500.000 kWh/tháng trở lên (tính trung bình 12 tháng gần nhất), với khách hàng điện lớn mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng, sẽ tính theo sản lượng đăng ký từ 500.000 kWh/tháng trở lên.
Trước đó, tại cuộc họp về vấn đề này ngày 7-6, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ hơn việc mở rộng phạm vi của dự thảo với các nguồn điện sinh khối, điện rác chứ không chỉ là điện gió và mặt trời.
Với các hình thức mua bán điện, ông Hà cho rằng cần khuyến khích việc mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, và cần có quy định quản lý hình thức này để bảo đảm thực hiện tốt, có hiệu quả, tránh các hệ lụy, như cháy nổ, ảnh hưởng cảnh quan…
Cần xây dựng và công bố công khai về các chi phí (đảm bảo tính đúng, tính đủ) khi sử dụng dịch vụ hệ thống truyền tải của EVN (hoặc bên thứ 3), sử dụng hạ tầng, phí tổn thất để người mua, người bán cân nhắc lựa chọn.
Như vậy, với dự thảo mới được Bộ Công Thương đưa ra, các nguồn điện mặt trời mái nhà sẽ được tham gia mua bán trên thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng điện là những khách hàng lớn.
Việc bổ sung đối tượng này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi dự thảo cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu mới quy định không cho mua bán điện và chỉ dừng lại việc khuyến khích các nguồn điện mặt trời tự dùng.
Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện Mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không giới hạn vùng phát triển theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch thực hiện của quy hoạch này.
Đức Duy
Lắp đặt điện Mặt Trời mái nhà. (Ảnh: Evn)
Liên quan đến vấn đề Bộ Công Thương trình thẩm định về dự thảo nghị định về điện Mặt Trời mái nhà, ngày 12/6, đại diện cơ quan này thông tin, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện Mặt Trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Theo quy định của pháp luật, việc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính minh bạch. Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu quy định của Đảng, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm khi xây dựng nghị định không có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và phải bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Nghị định phát triển điện Mặt Trời mái nhà trên các công trình, khuyến khích là điện tự sản tự dùng tại chỗ, không dùng cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
Thông tin thêm, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết trong quá trình nghiên cứu, rà soát quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15, đối với lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo được Quốc hội yêu cầu thực hiện chuyển đổi năng lượng theo hướng sử dụng nguồn nhiên liệu xanh, sạch. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió, điện Mặt Trời, nhất là các nguồn có hệ thống lưu trữ năng lượng, điện sinh khối và các loại năng lượng tái tạo khác; nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp
Đối chiếu định hướng phát triển tại các vùng trong Nghị quyết số 81/2023/QH15, tại một số vùng có nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo, một số vùng không nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, với tinh thần chung các vùng trên cả nước đều phát triển năng lượng tái tạo bảo đảm đúng theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Công Thương đã đề xuất chính sách áp dụng cho các vùng trên cả nước bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ phục vụ công tác thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương dự kiến báo cáo Chính phủ nội dung này.
Bên cạnh đó, thực hiện bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và ngày 25/5/2024 Bộ Công Thương đã có văn bản số 3525/BCT-ĐL gửi Bộ Tư pháp gồm các hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thẩm định theo quy định và ngày 04/6/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định.
Tạo hành lang pháp lý để phát triển điện Mặt Trời mái nhà. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cũng theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, cơ quan này sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ xem xét.
“Tuy nhiên, với tinh thần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện Mặt Trời mái nhà để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện Mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không giới hạn vùng phát triển theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia,” đại diện cơ quan này nhấn mạnh./.
Ngày 02/6/2024, ông Lê Văn Trang – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) chủ trì cuộc họp trực tuyến rà soát công tác triển khai của các đội xung kích EVNSPC hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Lãnh đạo EVNSPC tổ chức họp khẩn, nối cầu trực tuyến với giám đốc 21 công ty điện lực và các đội xung kích ngoài công trường vào chiều ngày 02/6/2024
Tại cuộc họp, đại diện các đội xung kích và các công ty điện lực đã thông tin đến lãnh đạo EVNSPC về việc triển khai lực lượng tăng cường và tiến độ thi công tại các vị trí đã được phân công; báo cáo về các công cụ, dụng cụ và trang thiết bị phục vụ thi công của các đội xung kích.
Lãnh đạo EVNSPC nhận định hiện trường, khối lượng, vật tư thiết bị và giải pháp thi công của dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối có nhiều sự khác biệt với địa hình đa dạng và đường đèo hiểm trở, do đó đòi hỏi các đội phải có ngay giải pháp thi công phù hợp với thực địa.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và lãnh đạo EVNSPC trực tiếp kiểm tra hiện trường chuẩn bị các giải pháp thi công
Ông Lê Văn Trang – Chủ tịch HĐTV EVNSPC yêu cầu các đội xung kích bố trí, sắp xếp đội hình thi công phù hợp với tình hình thực tế; có giải pháp thi công hiệu quả và an toàn nhất; các ban và đơn vị liên quan nhanh chóng bổ sung các công cụ, dụng cụ, phương tiện và thiết bị phục vụ cho thi công.
Chủ tịch HĐTV EVNSPC cũng nêu rõ, đây là dự án trọng điểm nên tiến độ hoàn thành các hạng mục được tính bằng giờ, do đó các đội xung kích cần tận dụng “thời gian vàng” để nhanh chóng hoàn thành các phần việc được giao, qua đó đáp ứng yêu cầu về chuyên môn mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao phó. Bên cạnh đó, lãnh đạo EVNSPC và các công ty điện lực sẽ tổ chức các đoàn công tác đến các vị trí thi công mà EVNSPC đảm trách, nhằm theo sát tiến độ và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh tại quá trình thi công.
Chủ tịch Lê Văn Trang nhấn mạnh: “Thi công đường dây 500kV là việc mới và việc khó. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để mỗi người lao động trong EVNSPC được điều động dịp này phát huy tinh thần quyết tâm cao, tính năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng với mọi điều kiện công việc”.
Lãnh đạo EVN và EVNSPC trực tiếp kiểm tra hiện trường chuẩn bị các giải pháp thi công
Trước đó, ngày 31/5/2024, ông Đặng Hoàng An – Chủ tịch HĐTV EVN và ông Lê Văn Trang – Chủ tịch HĐTV EVNSPC cùng đoàn công tác đã đến vị trí thi công VT22 (đoàn Quỳnh Lưu – Thanh Hóa) của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Tại đây, đoàn công tác đã thăm hỏi tình hình sức khoẻ, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống của anh em kỹ sư, công nhân các đội xung kích; đồng thời động viên anh em nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt chú trọng công tác an toàn trong suốt quá trình làm việc.
Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An thăm hỏi, động viên các đội xung kích EVNSPC
Trong chuyến đi, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An dặn dò anh em kỹ sư, công nhân tại hiện trường không ngại khó, không ngại mới, có thể vừa làm vừa học. Lãnh đạo tập đoàn tin tưởng đội ngũ kỹ sư, công nhân các đội xung kích sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên tinh thần “ra quân là thắng lợi”. Ông Đặng Hoàng An cũng chỉ đạo các đội xung kích tận dụng thời gian vào buổi chiều tối lắp thêm thiết bị đèn để tăng ca khi cần thiết; bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động trong quá trình làm việc; sắp xếp tăng cường nhân lực hỗ trợ qua lại giữa các đội xung kích.
Đội xung kích Điện lực Đồng Nai triển khai thi công tại vị trí VT132 (huyện Nông Cống, Thanh Hóa)
Đến hiện trường nắm tình hình đội xung kích các đơn vị, ông Lê Văn Trang yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tăng cường nhân lực cho mỗi đội lên 18 – 20 người; xem xét những vị trí nào đã đầy đủ vật tư thiết bị thì các đội xung kích có thể hỗ trợ nhau thi công, trong thời gian chờ vị trí của đội và chuẩn bị sẵn sàng công tác hậu cần khi có vật tư thiết bị đầy đủ sẽ thực hiện triển khai thi công ngay; bảo đảm điều kiện sinh hoạt, ăn ở trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ; lưu ý đặc biệt trong công tác đảm bảo an toàn lao động, không làm ẩu, làm tắt. Về phía tổng công ty và các đơn vị sẽ phân công lãnh đạo đi cùng các kỹ sư, công nhân để theo sát tiến độ và kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
Với tinh thần dồn sức phấn đấu hoàn thành Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối, hàng trăm cán bộ, công nhân viên thuộc đội xung kích – lực lượng tinh nhuệ của các tổng công ty điện lực đã và đang chuẩn bị lên đường tham gia dự án.
Lực lượng xung kích tham gia thi công
Trong cuộc đua “nước rút” của dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, lực lượng xung kích Công ty Điện lực Quảng Nam đã khởi hành sáng sớm ngày 29/5 với tinh thần quyết tâm cao độ. Đội xung kích gồm 15 cán bộ, kỹ sư và công nhân tham gia thi công các vị trí, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn trên đường công tác kéo dài khoảng một tháng.
Ông Trần Ngọc Anh – Trưởng phòng An toàn Công ty Điện lực Quảng Nam cho biết, mọi công tác chuẩn bị từ bảo hộ lao động, phương tiện làm việc đến tư trang cá nhân đã được hoàn tất. Toàn đội sẽ làm việc với tinh thần nỗ lực cao nhất, vượt qua mọi khó khăn trên hiện trường, đồng thời đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông.
Còn lực đội xung kích “Bắc tiến” lần này của Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung được lựa chọn, cử đi từ các Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực trên khắp miền Trung – Tây Nguyên, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm nhận trọng trách. Đây là lực lượng kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, thường xuyên làm việc trên các địa bàn nơi xung yếu, khó khăn, hiểm trở, nên có khả năng vượt qua khó khăn khắc nghiệt của thời tiết trong những ngày nắng nóng nơi công trường. Mục tiêu của người thợ điện miền Trung không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch mà còn phải đảm bảo tiến độ tốt nhất, đồng thời, đảm bảo an toàn lao động trong mọi tình huống.
Đối với Tổng công ty Điện lực miền Nam, gần 260 cán bộ, kỹ sư, công nhân tuyển lên đường lần này được Tổng công ty xét tuyển kỹ qua 3 tiêu chí: Sức khỏe, độ tuổi; tay nghề; và tinh thần thái độ. Theo đó, đảm bảo lựa chọn được những CBNV đủ năng lực, tự nguyện, sẵn sàng “vượt nắng, thắng mưa”, làm việc theo tinh thần “3 ca, 4 kíp” của dự án.
Đội xung kích PC Tây Ninh – EVNSPC sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3
Ngay sau khi nhận lệnh huy động, lực lượng xung kích EVNSPC từ 21 tỉnh, thành miền Nam đã khẩn trương được triệu tập để kịp thời di chuyển tới các vị trí trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tương tự như vậy, với EVNHANOI, gần 200 cán bộ, công nhân được gửi tới dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối cũng là những người thợ điện tiêu biểu, đại diện cho CBNV Tổng công ty tham gia vào dự án năng lượng trọng điểm của đất nước. Lực lượng xung kích của EVNHANOI được kỳ vọng sẽ phối hợp tốt cùng các đơn vị, nhà thầu, triển khai tốt nhiệm vụ trên giai đoạn nước rút căng thẳng nhất của dự án.
Đến ngày 29/5, các tổng công ty điện lực đã cử lực lượng xung kích tham gia Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối:
– EVNCPC huy động gần 200 cán bộ, kỹ sư và công nhân từ 13 công ty điện lực và Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung.
– EVNSPC cử gần 260 CBCN “thiện chiến” từ cơ quan Tổng công ty và 21 công ty điện lực trực thuộc.
– EVNHANOI huy động gần 200 thợ điện Thủ đô thực hiện nhiệm vụ.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cũng đang gấp rút chuẩn bị để đưa Đội xung kích tới tham gia dự án
Đoàn kết, dốc sức vì dự án quan trọng của đất nước
Tại hội nghị gặp mặt và giao nhiệm vụ cho Đội xung kích EVNHANOI ngày 29/5, ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội nhấn mạnh tính quan trọng của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối. Lãnh đạo Tổng công ty nhiệt liệt biểu dương tinh thần sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ của Đội xung kích, đồng thời chỉ đạo toàn đội chuẩn bị tốt vật tư thiết bị, xây dựng phương án triển khai thi công, chỉ huy giám sát nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình; đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện công việc được giao.
Đối với EVNCPC, lực lượng xung kích của Tổng công ty có nhiệm vụ tới 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá, phối hợp cùng lực lượng tại chỗ khẩn trương dựng 11 trụ, nhất là các vị trí trụ néo, đảm bảo tiến độ đến ngày 20/6 phải hoàn tất công việc được giao để tiến hành kéo dây và đóng điện đúng tiến độ.
Ông Nguyễn Kim Chiến – Trưởng Ban Quản lý đầu tư, phụ trách Đội xung kích Tổng công ty Điện lực miền Trung cho biết: “EVNCPC tham gia hỗ trợ cùng các đơn vị bạn trong EVN vì tính quan trọng của dự án. Vì vậy, sau khi nhận chỉ đạo của EVN, Tổng giám đốc EVNCPC đã khẩn trương thành lập Đội xung kích hỗ trợ thi công xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối”.
Đội xung kích PC Quảng Bình – EVNCPC đã ra quân và có mặt, triển khai nhiệm vụ tại công trường Dự án đường dây 500kV mạch 3 ngay trong ngày 29/5
Nhờ sự kịp thời, và tận dụng tốt lợi thế vị trí, trong đợt huy động lần này của EVN, đội xung kích EVNCPC là những người đầu tiên có mặt tại công trường mạch 3. Cụ thể, ngay chiều 29/5, Đội xung kích Công ty Điện lực Quảng Bình đã tiếp cận được hiện trường thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 và khẩn trương tiến hành công việc. Trong ngày 29/5, toàn bộ các “tiêu đội” còn lại của EVNCPC có mặt tại hiện trường để nhận bàn giao dự án bắt tay ngay vào việc thi công cho kịp tiến độ.
Đối với EVNSPC, ông Nguyễn Bình Trung – Phó Trưởng ban An toàn EVNSPC, Phụ trách đội xung kích EVNSPC cho biết, lãnh đạo Tổng công ty đã gặp mặt, yêu cầu Đội phải hoàn thành nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất. Trước khi lên đường, Đội xung kích tổng công ty đã tính toán chi tiết các kịch bản thi công, lường trước các khó khăn khách quan, chủ quan, đưa ra các giải pháp tổng thể và chi tiết cho 21 ‘tiểu đội” trong Đội xung kích EVNSPC, với mục tiêu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Tiếp theo 3 tổng công ty nói trên, hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cũng đang gấp rút chuẩn bị để đưa Đội xung kích tới tham gia dự án ngay trong thời gian sớm nhất.
Một số hình ảnh:
Công ty và Công đoàn Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung kịp thời động viên, khích lệ người lao động trước khi ra quân
Phương tiện di chuyển, thiết bị, vật tư… được Đội xung kích PC Quảng Trị chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ trong mọi tình huống
Đội xung kích PC Hậu Giang – EVNSPC được lãnh đạo công ty gặp mặt trao quà, giao nhiệm vụ trước khi “Bắc tiến”
Chiều 24/5, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) và Sở Công Thương Đồng Nai ký kết quy chế phối hợp tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả tại tỉnh Đồng Nai.
Theo quy chế phối hợp, các đơn vị sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về tiết kiệm điện trong từng tổ dân phố, cụm dân cư bằng nhiều hình thức để người dân trên địa bàn tỉnh dễ hiểu, đồng hành và hưởng ứng. Trong đó, ưu tiên hình thức tuyên truyền qua các trang mạng xã hội trực tuyến Zalo, Facebook… Đồng thời tổ chức các cuộc thi về tiết kiệm điện đến các cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt; khích lệ, động viên, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt công tác tiết kiệm điện.
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, đơn vị đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện. Cụ thể, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện đến các tầng lớp nhân dân; hợp tác với các cơ quan truyền thông tuyên truyền các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp với Hội Điện lực miền Nam tổ chức 2 lớp tập huấn tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả…
Song song đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Đồng Nai cũng ký thỏa thuận cam kết tiết kiệm điện với hơn 10.000 khách hàng là cơ sở kinh doanh dịch vụ; ký thỏa thuận cam kết tiết kiệm điện tối thiểu 2,1% với hơn 13.700 khách hàng sản xuất công nghiệp và ký kết với gần 1.000 khách hàng sản xuất có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải phi thương mại…
Từ đó, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã tiết kiệm được khoảng 111,8 triệu kWh điện năng, đạt tỷ lệ 2,13% so với tổng điện thương phẩm.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Thái Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai cho biết, trong bối cảnh hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, nguy cơ thiếu hụt nguồn điện trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh rất lớn. Để chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn điện, Phó Giám đốc Sở Công thương Đồng Nai đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện tiết kiệm điện nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định theo tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Trong đó phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các giải pháp thực hành tiết kiệm điện.
Ngoài ra, kịp thời biểu dương, khen thưởng nhưng mô hình, cách làm tốt về việc tiết kiệm điện để nhân rộng các mô hình trong các đơn vị như trường học, doanh nghiệp, bệnh viện.
Đề xuất của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) về một thị trường mua bán điện trực tiếp không giới hạn giữa người mua và người bán nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều người, nhiều doanh nghiệp.
Giá sẽ do người mua và người bán thỏa thuận
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về dự thảo nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mới đây, Chủ tịch HĐQT EVN Đặng Hoàng An cho rằng có thể tạo thị trường mua bán điện trực tiếp không giới hạn người bán và người mua. Các bên tham gia sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho EVN trong bảo đảm an toàn lưới điện, vận hành, truyền tải…
Theo EVN, có thể tạo thị trường mua bán điện mặt trời trực tiếp không giới hạn người bán và người mua
Gia Hân
Nghị định quy định về mua bán điện trực tiếp chỉ tập trung vào đối tượng sản xuất, khách hàng tiêu dùng điện tái tạo (DN sản xuất, dịch vụ, thương mại, đơn vị bán lẻ điện trong KCN…). Đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, hoặc đầu tư thêm hệ thống lưu trữ điện, không nên giới hạn quy mô công suất, không phụ thuộc vào quy hoạch, được quản lý theo các quy định pháp luật về thuế, môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn xây dựng… Bộ Công thương và EVN tính toán, công bố công suất điện tái tạo có thể huy động, truyền tải trên công suất nguồn điện nền, làm căn cứ để điều chỉnh giảm các nguồn điện than, điện khí trong quy hoạch.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà
Ủng hộ quan điểm này, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh việc tách bạch công tác quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, truyền tải, phân phối điện… “Nhà nước chỉ nắm giữ, đầu tư những lĩnh vực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, còn lại các doanh nghiệp (DN) được cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt DN nhà nước hay tư nhân”, Phó thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu mua bán điện trực tiếp sử dụng lưới điện quốc gia phải được tính đúng, tính đủ các chi phí sử dụng hạ tầng vận hành, truyền tải, bảo đảm an toàn hệ thống, phù hợp với các quy hoạch điện lực.
Cho mua bán điện mặt trời (ĐMT) không giới hạn là quan điểm mới trong quá trình xây dựng dự thảo về cơ chế DPPA. Chuyên gia năng lượng, TS Trần Đình Bá, Hội Khoa học kinh tế VN, hoan nghênh tư duy mới trong làm chính sách về ĐMT của Bộ Công thương và EVN. Thực tế, các chuyên gia, DN, người dân góp ý rất nhiều liên quan việc mua bán ĐMT trực tiếp và các nhà làm chính sách đã có sự thay đổi quan điểm và cầu thị rất đáng ghi nhận. Trong thực tế, việc mua bán ĐMT đã có từ năm 2017 qua hợp đồng mua bán điện giữa nhà đầu tư ĐMT và EVN. Người dân và DN chỉ mua điện qua EVN. Nay cũng theo cách làm đó, mua bán trực tiếp giữa nhà làm ĐMT với người dân, DN.
“Cách làm không khác nhau, vẫn chính sách lắp 2 đồng hồ chống phát ngược. ĐMT được hòa vào lưới, bán trực tiếp cho bên thứ 2 và trả các loại phí vận hành, truyền tải, an toàn lưới… cho EVN. Chỉ khác là giá mua trước đây do EVN quy định và đã được Bộ Công thương chấp thuận, nay giá cả do nhà đầu tư điện tái tạo và người dùng điện tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp này, giá mua điện trực tiếp tuy không qua EVN, nhưng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mua qua EVN do các chi phí đầu tư mới của nhà đầu tư, chi phí được tính đúng, tính đủ trong truyền tải theo chỉ đạo của Phó thủ tướng. Tuy vậy, không mua ĐMT lúc này thì không biết mua lúc nào vì ngành điện luôn đối diện nguy cơ thiếu điện. Thủy điện khó khăn nguyên các tháng tới, điện than đã được huy động tối đa công suất và nguy cơ sự cố xảy ra đối với các tổ chạy máy nhiệt điện cũng rất lớn”, TS Trần Đình Bá chia sẻ.
Theo EVN, có thể tạo thị trường mua bán điện mặt trời trực tiếp không giới hạn người bán và người mua
Ng.Nga
Sản lượng và tỷ trọng huy động các nguồn điện toàn hệ thống trong 4 tháng đầu năm 2024
Nguồn: EVN – Đồ Họa: Tuấn Anh
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện EVN cho hay với cơ chế giá điện như hiện nay, việc mua bán điện không thông qua EVN sẽ giúp giảm gánh nặng cho ngành điện trong việc đầu tư nguồn phát, đường dây truyền tải; đồng thời thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của các DN tư nhân ngoài ngành điện. Trong nhiều trường hợp, DN có thể sẽ được mua điện giá rẻ hơn, nhưng cũng có thể phải mua giá cao hơn theo diễn biến giá thực tế của chi phí đầu vào của đơn vị phát điện.
Công suất nguồn ĐMT mái nhà của VN hiện có khoảng 9.500 MW. Trong số này hệ thống điện đã huy động được 4.500 MW tại các khu công nghiệp (KCN). Tuy vậy, nguồn điện này hiện cũng còn nhiều thách thức trong phát triển, nếu nguồn xâm nhập nhiều vào hệ thống, đồng thời cần phải có dự phòng lớn để đảm bảo ổn định hệ thống điện. EVN rất cần các nguồn điện tái tạo để góp phần đảm bảo cung ứng điện do các nguồn điện truyền thống đầu tư cần thời gian, trong khi ĐMT mái nhà phát triển nhanh, lại huy động được nguồn lực xã hội, đáp ứng yêu cầu năng lượng xanh của người dùng.
Doanh nghiệp sốt ruột
Trong thực tế, sản xuất xanh là một trong những yếu tố bắt buộc đối với nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa của VN. Tại VN, ĐMT mái nhà được coi là giải pháp đáp ứng quan trọng tiêu chí này và dễ tiếp cận nhất bởi ngoài chứng chỉ xanh, giúp DN tiết kiệm năng lượng, làm mát mái nhà xưởng, giảm nhiệt cho mái nhà từ 3 – 5 độ C… Nhiều DN sử dụng điện bày tỏ sự cảm kích trước thông tin cơ chế, chính sách có thể theo hướng giúp mua bán điện tái tạo thoải mái hơn và không giới hạn.
Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch thường trực Hội Dệt may thêu đan VN, cho rằng việc đẩy nhanh cơ chế DPPA giúp DN làm hàng xuất khẩu có thể tiếp cận, sử dụng điện tái tạo sớm đạt chứng chỉ xanh gắn cho hàng hóa sớm hơn là điều tuyệt vời. Ngành dệt may từ mấy năm qua đã chuyển hướng từ nhanh sang bền vững. Đa số nhà máy sản xuất nằm trong các KCN, mái nhà xưởng lớn, nếu có nguồn ĐMT tự đầu tư hay mua lại giúp DN có thể cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xanh hóa sản phẩm sớm là điều tích cực. Ông Việt thông tin hiện tại các nhà mua hàng ở EU đặt ra lộ trình chứng chỉ carbon cho hàng hóa VN. Trước mắt là các sản phẩm sắt thép, xi măng…; hàng may mặc chính thức áp dụng từ 2026 – 2028, nhưng lộ trình được áp dụng từ năm 2022. Theo đó, nhà sản xuất phải có cam kết “xanh hóa” sản phẩm qua mỗi năm đạt tỷ lệ bao nhiêu. Nếu có chứng chỉ xanh, hàng hóa bán vào EU bớt bị đánh thuế bảo vệ môi trường, giá cả sẽ cạnh tranh hơn.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp mong có thể mua điện mặt trời trực tiếp để sớm có chứng chỉ xanh
CTV
“Không những thế, nếu sản phẩm không đáp ứng tiêu chí xanh, người tiêu dùng sẽ không mua và tất nhiên hàng hóa sẽ không được chấp nhận vào thị trường này trong tương lai. Hiện tại, với mục đích phải “xanh hóa” sản xuất từ máy móc, nguồn bông vải đến năng lượng…; DN ước tính chi phí sản xuất tăng từ 8 – 13%. Trong tương lai, nếu nguồn năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi hơn và DN được cấp chứng nhận, hy vọng các chi phí này có thể giảm dần. Sản phẩm gắn tiêu chí xanh, thân thiện môi trường vừa dễ bán hơn, giá tốt hơn”, ông Việt chia sẻ.
Bà Nguyễn Thùy Ngân, đại diện Công ty Solar BK, thông tin có đến 7/10 DN tiếp cận với công ty vì “nghe ngóng” được các lợi ích mà ĐMT mang lại, đồng thời hỏi thông tin về những tiêu chuẩn, thủ tục… để có thể nhận được chứng chỉ năng lượng tái tạo, đặc biệt là các DN làm hàng xuất khẩu đến các thị trường phát triển. Mới đây, có 2 DN sản xuất xuất khẩu lớn trong KCN tại TP.HCM cũng đề cập việc muốn mua ĐMT áp mái để quy đổi chứng chỉ xanh trong sản xuất. Rào cản lớn nhất trong đầu tư ĐMT chưa hẳn là bán lên lưới được hay không mà làm sao để có thể phát triển hệ thống điện tái tạo đó phân tán, có thể tiêu thụ tại chỗ, cụ thể là trong các KCN, nhà máy… là rất quan trọng. Gọi nôm na là bán điện cho hàng xóm một cách dễ dàng nhất, hiệu quả nhất.
“Nhu cầu DN sản xuất xuất khẩu rất nhiều, tập trung nhiều nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, khi số nhà mua hàng từ châu Âu ngày càng đòi hỏi nhà bán hàng phải có chứng chỉ năng lượng tái tạo. Công ty chúng tôi cũng như một số DN đầu tư năng lượng mặt trời thường tư vấn, hỗ trợ DN sản xuất cách có chứng chỉ xanh thuận tiện nhất. Cách truyền thống là DN phải lắp ĐMT, hoặc mua ĐMT, sau đó khai báo và đăng ký lên hệ thống. Từ đó quy đổi ra chứng chỉ năng lượng tái tạo và chúng tôi hỗ trợ DN các thủ tục này. Trong thực tế, câu chuyện giảm chi phí về năng lượng là một, xanh hóa năng lượng sử dụng mới thực sự quan trọng. Điều này giúp DN sản xuất xuất khẩu có thể cạnh tranh, làm việc với các nhà mua hàng thuận tiện hơn. Qua đó, gia tăng đơn hàng và tính chuyên nghiệp của DN…”, bà Thùy Ngân cho biết.
Cần được ban hành và áp dụng luôn
Theo Bộ Công thương, việc xây dựng và ban hành cơ chế DPPA sẽ đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch của khách hàng sử dụng điện; thu hút đầu tư và phát triển bền vững năng lượng tái tạo; hướng đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại VN. Nếu được ban hành, nghị định sẽ có hiệu lực ngay lập tức, không chờ thông tư hướng dẫn. Trao đổi với Thanh Niên, một số chuyên gia cho rằng giá mua điện sạch trực tiếp có thể cao hơn giá mua qua EVN do chi phí nhà đầu tư ĐMT phải trả cho vận hành, đường truyền, an toàn điện…. Hơn nữa, nếu đầu tư đường truyền riêng, giá thành điện cũng có thể đội lên.
Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình thì cho rằng chi phí truyền tải của VN hiện tại thấp so với các nước có hệ thống tương đương, nên cơ chế DPPA có thể vẫn giúp nhà đầu tư và người mua điện trực tiếp mua được điện giá tốt hơn là mua qua EVN. Hiện VN chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo có thể sẽ tăng chi phí lớn. Thế nên trong thỏa thuận bán dịch vụ, có thể cộng thêm phí công suất, lúc đó giá bán điện trực tiếp có thể cao hơn giá hiện tại.
Tuy nhiên ông Đình nhấn mạnh đó là giai đoạn đầu khi các cơ chế, chính sách chưa được hoàn thiện. Hiện tại, nguồn điện bổ sung vẫn rất cần thiết, đặc biệt những khu vực có nhu cầu sử dụng điện lớn. Về lâu dài, nếu có nguồn điện chạy nền tốt, nguồn năng lượng tái tạo vẫn đóng vai trò quan trọng khi VN đang tiến đến giảm phát thải ròng. Sau năm 2030 sẽ không có dự án điện than mới, sau 2035 không có nhà máy điện khí mới để bảo đảm giảm phát thải carbon và mục tiêu cam kết tại COP26 về trung hòa carbon vào năm 2050.
Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương), nhận định “chưa bao giờ hết lo” với nguy cơ thiếu điện. Tuy vậy, mấy năm qua, thị trường tồn tại nghịch lý là nhiều dự án điện tái tạo khắp cả nước vẫn chưa thể bổ sung nguồn. Không phải lỗi của EVN hay Bộ Công thương mà chủ yếu do cơ chế giá và chính sách của chúng ta đang vướng. Trong thực tế, luật Điện lực từ năm 2012 khi chưa có điện tái tạo đã cho mua bán điện trực tiếp rồi.
Với cơ chế thông thoáng, không chỉ mua điện trực tiếp từ các dự án ĐMT lớn, việc chia sẻ nguồn qua đấu nối công tơ điện 2 chiều của các hộ trong khu phố, trong tòa nhà, trong KCN cũng sẽ thuận tiện hơn. Như vậy, giảm áp lực cho nguồn cung điện tiêu dùng, văn phòng. Song song đó là đường dây 500 kV mạch 3 đưa điện từ miền Trung ra miền Bắc theo kế hoạch hoàn thành vào cuối tháng 6 tới; rồi nguồn nhập khẩu thủy điện từ Lào về, dự kiến đóng điện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6… Như vậy, cùng với cơ chế DPPA, nguồn cung điện cho những tháng nắng nóng tới được bảo đảm phần nào, đáp ứng nhu cầu cầu phát triển KT-XH.
“Cơ chế được xây dựng thoáng hơn, mở hơn là điều đáng ghi nhận. Vấn đề là mọi thứ phải được chuẩn bị để có thể triển khai ngay và luôn sau khi Chính phủ ban hành nghị định cơ chế DPPA. Nguồn điện “khát”, nhu cầu sử dụng điện tái tạo của nền kinh tế cũng rất cao, nên mọi thứ phải được chuẩn bị và cho áp dụng sớm ngày nào tốt ngày đó”, ông Lâm nhấn mạnh.
Tính hết tháng 2.2024, các tổng công ty điện lực thuộc EVN đã thực hiện mua bán điện với 5.015 hệ thống ĐMT mái nhà của các công trình chăn nuôi, trồng trọt với tổng công suất là 4.473.701,5 kWp. Trong số này có 24 hệ thống ĐMT mái nhà có công suất xấp xỉ 1 MW với tổng công suất 29.464,05 kWp chưa được chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ, thủ tục liên quan đến sử dụng đất, an toàn công trình xây dựng, PCCC, môi trường. Vì vậy, các tổng công ty điện lực đang tạm dừng việc thanh toán đối với các hệ thống ĐMT mái nhà mà chủ đầu tư chưa cung cấp đủ hồ sơ, thủ tục liên quan và chờ ý kiến xử lý của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.
Theo Bộ Công thương, mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng áp dụng cho các khách hàng ở gần nguồn phát và thực hiện mua bán điện không sử dụng lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Việc mua bán điện trong trường hợp này được thực hiện đơn giản, giá điện được thỏa thuận giữa đơn vị phát điện và khách hàng. Hiện hình thức mua bán điện trực tiếp này đã và đang được triển khai tại các KCN. Còn mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia áp dụng cho các khách hàng ở xa nguồn phát thực hiện mua điện qua thị trường điện giao ngay. Theo đó, khách hàng có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay cộng với các giá dịch vụ, bao gồm giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và các chi phí thanh toán khác. Đơn vị phát điện phải là năng lượng tái tạo mới được phép bán điện trực tiếp cho khách hàng.
Thành phố sẽ chi 650 tỷ đồng để lắp điện mặt trời áp mái 440 trụ sở công trên địa bàn với tổng công suất hơn 43 MW.
Nội dung được ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương cho biết tại họp báo về kinh tế, xã hội TP HCM, chiều 16/5.
Đây là giai đoạn 1 của đề án thí điểm đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở công, thực hiện theo Nghị quyết 98 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Giải pháp này giúp thành phố tăng nguồn tại chỗ, giảm phụ thuộc vào điện lưới.
Trong 440 trụ sở có 65 tòa nhà của đơn vị quân đội, 72 nhà của ngành công an, 57 bệnh viện và 246 cơ quan sở, ngành, quận huyện. Chi phí lắp đặt từ vốn ngân sách và các nguồn hợp pháp khác.
Ông Nguyễn Phương Duy tại họp báo, chiều 16/5.Ảnh: An Phương
Theo tính toán của Sở Công Thương, thời gian thu hồi vốn hệ thống này khoảng 5-7 năm, thông qua giảm chi phí chi thường xuyên để thanh toán tiền điện của các cơ quan, đơn vị.
So với tuổi thọ hệ thống pin trên 20 năm, theo ông Duy, đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà đảm bảo hiệu quả, đặc biệt khi các trụ sở công chủ yếu dùng điện vào ban ngày.
Ông cho biết, vừa qua TP HCM đã thí điểm lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại một số trụ sở cơ quan hành chính, như UBND các quận Phú Nhuận, 4, 8, 10, 12 và có hiệu quả nhất định.
Ví dụ, hệ thống điện mặt trời lắp tại Sở Công Thương với công suất 21 kW, chi phí đầu tư 550 triệu đồng. Bình quân mỗi năm cơ quan này tiết kiệm được 130 triệu đồng tiền điện.
Tương tự, UBND quận 3 tiết kiệm 93 triệu đồng tiền điện mỗi năm nhờ hệ thống công suất 31 kW.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở UBND quận 12. Ảnh: Quỳnh Trần
Tính toán của Sở Công Thương TP HCM cho thấy, thành phố có tiềm năng phát triển loại nguồn điện này khoảng 5.081 MW đến 2030. Trong đó, công suất có thể lắp tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là hơn 166 MW.
Theo số liệu của Tổng công ty Điện lực TP HCM, đến cuối 2022, thành phố có trên 14.150 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất hơn 355 MW, chiếm khoảng 7% tổng công suất nguồn điện.
Gần 99% trong số này được lắp đặt để sử dụng tại chỗ. Từ đầu 2021 đến nay, việc ký hợp đồng mua bán loại điện này tạm dừng để chờ cơ chế mới của Chính phủ.
Việc nhiều dự án tái tạo phải sau năm 2030 mới được bổ sung vào quy hoạch, khiến nhiều nhà đầu tư lo không kịp tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Tại dự thảo Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), Bộ Công Thương xây dựng mô hình này theo hai phương án, gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (tức qua EVN). Nguồn cung là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) công suất trên 10 MW nếu nối lưới hoặc không giới hạn công suất với trường hợp bán qua đường dây riêng.
Dự án nguồn điện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), hoặc quy hoạch điện lực tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Góp ý vào dự thảo nghị định này, Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) cho biết các nguồn phát điện tái tạo nếu muốn tham gia cơ chế DPPA lúc này, họ cần xây nhà máy với quy mô lớn, nhưng theo Quy hoạch điện VIII thì sau 2030 mới có thể phát triển dự án như vậy. Bởi quy hoạch này chỉ khuyến khích phát triển điện mái nhà tự sản tự tiêu, công suất 2.600 MW đến 2030.
“Như vậy có thể dẫn đến bế tắc với các bên phát điện khi xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời với quy mô lớn chưa nằm trong quy hoạch”, Amcham đánh giá, thêm rằng việc này sẽ hạn chế lựa chọn đầu tư của các bên tham gia.
Một phương án khác được tổ chức này nhắc tới là sáp nhập và mua lại các dự án đã được duyệt trong quy hoạch trước đây. Tuy nhiên, lựa chọn này phức tạp với nhiều yêu cầu thẩm định.
Amcham cho rằng nhà chức trách nên thảo luận, xem xét về khả năng sửa đổi Quy hoạch điện VIII, theo hướng cho phép duyệt quy hoạch bổ sung với các nhà máy điện mặt trời mới quy mô lớn thực hiện theo cơ chế DPPA. Cùng đó, họ kỳ vọng các tiêu chí, thủ tục sẽ được điều chỉnh phù hợp, công bằng và hiệu quả hơn khi duyệt các dự án đó.
Phản hồi, Bộ Công Thương cho biết cơ quan này sẽ xem xét trong quá trình xây dựng nghị định.
Nhà máy điện mặt trời ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc
Thực tế, giới chuyên môn cho rằng khả năng bổ sung dự án năng lượng mặt trời mới vào quy hoạch trước năm 2030 có thể không cao. Bởi, việc này phải chờ sau khi nhà chức trách rà soát xong các dự án điện tái tạo, gồm điện mặt trời đã được cấp có thẩm quyền công nhận giai đoạn trước, nhưng chưa có trong quy hoạch.
Trước đó, tại cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay việc phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo phải căn cứ vào quy hoạch. Ông nói quan điểm sẽ không bổ sung các dự án theo đề nghị của địa phương nếu vượt hạn mức đã được phân bổ, hoặc không đáp ứng tiêu chí thẩm định dự án.
“Tiềm năng điện tái tạo của địa phương là có, nhưng nhu cầu của đất nước thì không”, ông nói, thêm rằng nếu duyệt không căn cứ vào nhu cầu sẽ dẫn tới lãng phí lớn sau này.
Cũng góp ý với Bộ Công Thương, Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN cho rằng, DPPA cần tạo độ mở và linh hoạt cho các bên tham gia, tránh đưa vào các yêu cầu kỹ thuật quá chi tiết gây ảnh hưởng đến tiến độ thực tế. Theo đó, họ đề xuất bên mua được tự thương thảo với hầu hết các điều khoản trong hợp đồng mua bán, thay vì theo hợp đồng mẫu.
Tại hội thảo tháng trước, bà Miro Nguyễn, đại diện Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) đề nghị Việt Nam thực hiện DPPA theo cách mà toàn cầu đang áp dụng, là cho mua bán qua lưới quốc gia và trả phí cho EVN ở khâu truyền tải, phân phối. “Mô hình này mang lại sự ổn định, đơn giản về cấu trúc và quy mô để dự án tái tạo phát triển hiệu quả”, bà nhận định.
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận dự thảo nghị định đang thiếu định nghĩa mô hình không nối lưới và “không nên thúc ép các bên mua bán đầu tư thêm hệ thống – đường dây truyền tải”.
Cơ chế DPPA từng nhiều lần được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị Việt Nam sớm thí điểm, bởi họ cho rằng chính sách này sẽ tác động tích cực vào cạnh tranh ngành năng lượng. Một số tập đoàn lớn như Samsung, Heineken, Nike muốn tham gia, bởi tổng lượng tiêu thụ điện bình quân 500.000-1.000.000 kWh mỗi tháng.
Khảo sát cuối năm ngoái của Bộ Công Thương cho thấy, khoảng 20 doanh nghiệp lớn muốn mua điện trực tiếp, tổng nhu cầu gần 1.000 MW. Cùng đó, có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.773 MW muốn bán qua cơ chế DPPA và 17 đơn vị (2.836 MW) cân nhắc tham gia.
Đó là quan điểm mới nhất của Bộ Công thương liên quan đến năng lượng tái tạo trong cuộc họp mới đây.
Cho phép lắp đặt điện mặt trời không cần theo Quy hoạch điện 8
Cuối năm 2023, trong dự thảo hồ sơ xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), Bộ Công thương đề xuất ĐMTMN có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, sản lượng dư không bán cho tổ chức, cá nhân khác, bao gồm bán cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Nếu phát lên lưới cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.
Mới đây, tại cuộc họp báo cáo về dự thảo nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã thay đổi quan điểm và cho rằng một trong những chính sách quan trọng để khuyến khích phát triển nguồn ĐMTMN là cho phép các nguồn điện này được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm; cho phép lắp đặt ĐMTMN không cần theo Quy hoạch điện 8; hỗ trợ lãi suất khi đầu tư thiết bị lưu trữ điện.
Các chuyên gia đề xuất cần đẩy nhanh cơ chế bán điện cho hàng xóm theo công tơ 2 chiều
“Phải tính toán kỹ quy mô phát triển điện mặt trời mái nhà và chính sách khuyến khích, hỗ trợ kèm theo trên cơ sở khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ, lưới truyền tải, hiệu quả kinh tế; bảo vệ lợi ích lâu dài của nhà đầu tư; chú trọng bảo vệ môi trường.”
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà
Đặc biệt, tại cuộc họp, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư ĐMTMN là chủ trương nhất quán. Chẳng hạn, với hộ dân, công sở, tòa nhà văn phòng… lắp đặt ĐMTMN để tự sản, tự tiêu, không kinh doanh thì xây dựng những bộ hồ sơ mẫu, đơn giản hóa tối đa thủ tục, trừ những công trình có yêu cầu đặc biệt về an toàn, phòng cháy, chữa cháy.
Với doanh nghiệp đầu tư ĐMTMN để sử dụng, đồng thời lắp đặt thêm thiết bị lưu trữ điện năng thì cần đưa ra mức giá hợp lý, cùng phương án hỗ trợ về tài chính, lãi suất, thuế… Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý: “Phải tính toán kỹ quy mô phát triển ĐMTMN và chính sách khuyến khích, hỗ trợ kèm theo trên cơ sở khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ, lưới truyền tải, hiệu quả kinh tế; bảo vệ lợi ích lâu dài của nhà đầu tư; chú trọng bảo vệ môi trường”.
Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhận xét đề xuất cho phát ĐMT lên lưới và có trả tiền, thậm chí lắp đặt không cần theo Quy hoạch điện 8 là mới hoàn toàn và “hơi lạ”. Chính sách này có thể thêm ràng buộc đầu tư pin lưu trữ. Bởi trong bối cảnh hiện nay, ĐMTMN tại khu vực phía nam đang thừa công suất ban ngày, tiêu thụ ngay trong ngày nắng nóng ở miền Nam thì vào khung giờ trưa vẫn bị “lõm” mất 2 tiếng đồng hồ (từ 11 – 13 giờ), do giờ nghỉ, sản xuất ngưng, nhu cầu dùng điện giảm. Thế nên, cho dù ĐMT phát ban ngày dồi dào đi chăng nữa, điện than vẫn phải chạy song song trong ngày.
Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhấn mạnh: “Công cụ ràng buộc cho chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN theo họp bàn dự thảo mới đây giữa Bộ Công thương và Chính phủ, tôi hiểu đó là phải đầu tư pin dự trữ. Ban ngày dùng không hết, tích trữ vào pin để tối dùng, phát lên lưới. Muốn vậy, nhà đầu tư làm ĐMTMN phải lắp pin với chi phí pin dự trữ đắt gấp 2 – 3 lần giá tấm pin năng lượng mặt trời. Vấn đề nan giải là ở đó. Thế nên trong đề xuất, Bộ cũng nói rõ là hỗ trợ lãi suất khi đầu tư thiết bị lưu trữ điện”.
Không nên chần chừ với cơ chế “bán điện cho hàng xóm”
TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN) nêu quan điểm việc đầu tư thêm pin dự trữ hay không là quyền của người làm điện nên không “ràng buộc” với những hộ gia đình muốn làm ĐMTMN và bán sang cho hàng xóm qua lưới điện quốc gia. Vì thế, trước mắt, cởi trói cho tư nhân làm ĐMTMN và có thể phát để bán sang hàng xóm, cho những ai cần là giúp tăng kinh tế hộ gia đình, giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng. Hơn nữa, giải pháp kỹ thuật đối với ĐMTMN hòa lưới khá đơn giản, không quá phức tạp.
Dự án đã xong, chờ hướng dẫn giá bán để chốt hợp đồng mua bán điện; dự án điện sẵn có, muốn bán trực tiếp cho hàng xóm, chờ cơ chế mua bán điện trực tiếp; ngay cả điện mặt trời lắp đặt kiểu tự sản, tự tiêu cũng chờ… hướng dẫn của Bộ. Trong nguy cơ thiếu điện, nhiều nguồn điện vẫn phải chờ mòn mỏi như vậy.
Điệp khúc “chờ”
Văn phòng Chính phủ mới đây tiếp tục truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu Bộ Công thương chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo Thường trực Chính phủ việc xây dựng nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). Đây là cơ chế được nhiều đơn vị sản xuất điện, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn mong đợi nhiều nhất. Dự thảo nghị định được trình lần đầu tiên từ năm ngoái, đến nay sau nhiều lần trình lại, vẫn chưa được chốt.
Việc phát triển điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu đến nay vẫn chưa có hướng dẫn
Cũng mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại VN (EuroCham) thông tin, ngày càng có nhiều tập đoàn toàn cầu trực tiếp mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất điện độc lập tại VN. Sách trắng 2024 của EuroCham trước đó cũng nêu quan điểm: “VN cần phải thiết lập các quy định để có thể cấp điện từ các dự án điện mặt trời trực tiếp đến người dùng cuối (thay vì thông qua Tập đoàn điện lực VN (EVN) và lưới điện), với việc bao tiêu trực tiếp dưới hình thức DPPA. Trong đó, lợi ích và khả năng cung cấp năng lượng sạch có thể được thảo luận và thực hiện giữa nhà phát triển và người tiêu thụ điện dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý cần thiết”.
Khảo sát của Bộ Công thương và kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại VN cho thấy, nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Apple, Nike, Adidas, Heineken… đều có nhu cầu và ủng hộ VN sớm có cơ chế DPPA. Theo thống kê, tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân tháng của các doanh nghiệp này đều lớn hơn 1 triệu kWh/tháng và đều đấu nối ở cấp điện áp 22 kV trở lên. Khảo sát nhu cầu và mức độ quan tâm của các doanh nghiệp với cơ chế DPPA, trong số 106 dự án năng lượng tái tạo có công suất từ 30 MW trở lên, có 24 dự án muốn tham gia (công suất 1.773 MW), 17 dự án cân nhắc về điều kiện tham gia (công suất 2.836 MW) và 26 dự án không có nhu cầu tham gia.
Với bên mua (những khách hàng sử dụng điện phục vụ sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên), 20/41 đơn vị mong muốn tham gia mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất với tổng nhu cầu là 996 MW. Theo Bộ Công thương, nhiều nhà đầu tư, tổ chức và khách hàng sử dụng điện bày tỏ quan tâm và mong muốn sớm ban hành cơ chế DPPA.
Không chỉ với dự án điện lớn có nhu cầu mua bán trực tiếp, ngay dự án điện mặt trời áp mái nhỏ, lắp đặt với mục đích tự sản tự tiêu – mô hình khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Điện 8 – đến nay vẫn ách tắc. Một chủ doanh nghiệp sản xuất cao su tại một tỉnh miền Trung cho hay, nhà máy có nhu cầu lắp điện mặt trời để tự sử dụng. Năm 2023, sau khi có chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu, công ty đã đầu tư 2 tỉ đồng, lắp điện mặt trời với công suất 150 kW. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa đấu nối với lưới điện để đưa vào sử dụng được.
“Chúng tôi lắp để phục vụ sản xuất tại nhà xưởng, không bán cho ngành điện, có lắp thiết bị chống phát ngược (zero export) không kinh doanh. Tuy nhiên, điện lực địa phương cho biết hiện hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp để tự sử dụng có lắp thiết bị chống phát ngược (zero export) không kinh doanh chưa có hướng dẫn trình tự thủ tục, nên doanh nghiệp chưa thể phát để sử dụng được. Quả thật quá rắc rối và lãng phí vô cùng cho doanh nghiệp”, vị này bức xúc.
Sự lãng phí vô cùng lớn
GSKH Trần Đình Long, Viện trưởng Viện Điện lực VN, nhận xét rằng vấn đề này không mới, cả bên sử dụng điện, bên bán điện đều có nhu cầu, lẽ ra phải có cơ chế ngay để tìm tiếng nói chung về giá cả thế nào; từ đó để từng bước xây dựng thị trường điện cạnh tranh vốn đã được triển khai bị chậm trễ. Ông bày tỏ: “Trong thực tế, quản lý ngành điện ngày càng được đặt ra tính cẩn trọng quá mức, cẩn trọng làm chậm loạt dự án, chậm chính sách, mất cơ hội thu hút vốn đầu tư nguồn điện, đường truyền, lãng phí và như mọi khi, đẩy nguy cơ mất an toàn năng lượng ngày càng cao”.
“Cơ quan quản lý còn “nợ” người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng điện quá nhiều hướng dẫn, cơ chế, chính sách… Cần phải gấp rút hoàn tất, may ra hạn chế nguy cơ thiếu điện.”